Bơi sải- Học cách bơi sải nhanh nhất và “nuột” nhất
Bơi sải hay còn gọi là bơi trườn sấp, một kiểu bơi phổ biến và phù hợp với mọi lứa tuổi. Để bơi sải không khó nhưng học được cách bơi sải nhanh nhất và “nuột” nhất mà không bị mất sức khi bơi thì không phải ai cũng biết. Bởi vậy mà hocboi.vn muốn giúp những người mới học bơi có được phương pháp học bơi sải khoa học và đúng kĩ thuật nhất trong bài viết dưới đây.

Kĩ thuật bơi sải chuẩn nhất
Tập chân sải trên cạn
Ngồi lên thành bể bơi, cơ thể người hơi ngả về sau và duỗi thẳng 2 chân. Sau đó, nâng chân lên và đập chân xuống liên tục cho đến khi thành thục động tác. Nguyên tắc trong quá trình thực hiện động tác này là luôn phải giữ cho đầu gối thật thẳng.
>>>Xem thêm:Hướng dẫn cách học bơi sải, kỹ thuật bơi sải chuẩn xác nhất
Tập chân sải dưới nước
Để học đạp chân của kiểu bơi sải, cơ thể bạn nằm sấp trên mặt nước, năm chắc 2 tay vào thành bể đồng thời duỗi thẳng 2 tay và 2 chân. Điểm lưu ý của kĩ thuật này là vẫn phải giữ cho đầu gối thật thẳng. Đập chân sải liên tục như đã tập thành thạo ở trên cạn nhưng là áp dụng với môi trường nước cho quen. Các động tác cần được thực hiện một cách nhịp nhàng, linh hoạt và mềm dẻo.
Tiếp theo, đập chân với ván và bơi theo chiều ngang của thành bể bơi. Ở động tác này hãy cố gắng để cho mực nước duy trì ở tầm ngang bụng hoặc ngang ngực trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng.
2 tay duỗi thẳng về phía trước, thực hiện động tác lướt trên nước khoảng 1m rồi đập chân sải theo chiều ngang của bể. Cố gắng tập thật nhiều lần cho đến khi thuần thục là bạn đã có khả năng bơi nhanh về phía trước được.
Tập sải tay trên cạn
Ở bài tập tay sải, để thực hiện được nhanh chóng và dễ dàng hơn thì bạn nên tập với từng tay một:
Đối với tay phải: Đứng chân trái lên trước và chân phải ra sau. Đặt tay trái lên đầu gối trái, cơ thể hơi khom về phía trước. Sau đó, đưa tay phải thẳng về phía trước và bắt đầu quạt nước.
Đối với tay trái: Đứng chân phải lên trước và chân trái ra sau. Đặt tay phải lên đầu gối phải, cơ thể hơi khom về phía trước và quạt nước bằng tay trái.
Trong khi quạt nước, phải luôn khép sát các ngón tay lại với nhau và bàn tay hơi khum lại như hình cái thìa. Thực hiện thuần thục và lần lượt theo các kỹ thuật: Tỳ nước, kéo nước, đẩy nước. Cứ hết một chu kỳ như này thì đổi tay.

Tập chân, tay sải phối hợp thở trên cạn
Đứng hơi khom người về phía trước và hai tay quạt nước liên tục. Đồng thời luân phiên nghiêng người qua 2 bên, chân nhấc ra sau giống như đang đập chân sải. Người nghiêng qua bên nào thì nhấc chân bên đó ra phía sau, đồng thời nâng cao khuỷu tay một cách thoải mái nhất để chuẩn bị cho động tác vào nước. Cần xác định được bên thuận của mình khi nghiêng đầu để khi nghiêng đầu là phải há miệng và hít hơi vào. Khi mặt up xuống nước thì thổi ra bọt khí lăn tăn giống như thổi bong bóng vậy.
>>>Xem thêm: Bơi bướm – Kỹ thuật bơi bướm chuẩn xác nhất
Tập sải tay dưới nước phối hợp thở
Ở bài tập này thì cần được thực hiện theo 2 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Đứng dưới bể bơi ở khu vực có mực nước ngang ngực. Người hơi khom về phía trước đồng thời 2 tay luân phiên quạt nước giống như đang bơi sải. Trong khi tay quạt nước mà bạn có cảm giác thấy nặng và muốn tiến người về phía trước càng nhiều thì càng tốt.
Giai đoạn 2: Thực hiện các động tác như trên đồng thời phối hợp kĩ thuật thở trong bơi sải một cách nhịp nhàng. Phần kỹ thuật thở trong bơi sải được áp dụng đúng cách sẽ đóng vai trò rất quan trọng đến tốc độ và sức bền khi bơi. Nếu bạn áp dụng sai phương pháp thì rất dễ bị sặc nước do nhịp bơi và nhịp thở không đồng đều với nhau. Khi bơi sải hết một nhịp thì ngoi đầu lên, trong lúc đó hãy nhanh chóng hít lấy không khí và thở ra hết khi bơi. Tránh việc thở chậm, vì khi hết nhịp bơi mà ngoi đầu lên sẽ không hít được không khí nữa vì vẫn còn hơi.
Chú ý: Khi lấy không khí nên lấy bằng miệng sẽ nhanh hơn còn khi thở thì thở bằng mũi sẽ tránh được việc sặc nước khi bơi.
Tập chân, tay phối hợp thở dưới nước
Bạn thực hiện động tác lướt nước khoảng 1m rồi bơi chân, tay phối hợp với hít thở một cách nhịp nhàng. Những người khi mới tập bơi chỉ nên bơi qua lại theo chiều ngang của bể bơi để tránh sự cố bị đuối sức.
Hãy tập cho đến khi bơi được nhiều lần và bơi được nhanh, dứt khoát hơn, đồng thời động tác bơi “nuột” nhất có thể.
Các lỗi cần tránh để bơi sải nhanh nhất và “nuột” nhất

Nhô cao đầu
Biểu hiện: Thường xảy ra khi vươn đầu lên để thở. Đầu nhô cao, mắt nhìn ngang, cơ thể khi bơi hấp nhổm, giật cục sẽ làm cho lực cản của nước nhiều hơn.
Cách sửa: mắt nhìn xiên xuống đáy bể bơi và xa về phía trước khoảng 1,5 m. Khi muốn thở chỉ cần xoay mặt lên phía cao hơn và há miệng để hít vào chứ không cần vươn đầu lên quá cao khỏi mặt nước.
>>>Xem thêm: Kỹ thuật bơi ếch nhanh – Chia sẻ cách bơi ếch không mệt
Tay vào nước lệch
Biểu hiện: Tay vào nước vắt qua đường thẳng nối giữa gót chân, đùi, lưng và đỉnh đầu. Khi tay vào nước bị lệch sẽ kéo theo nước và quạt nước lệch làm cho hướng bơi bị chao đảo và tốc độ bơi bị giảm dần.
Cách sửa: Lấy mốc là vai và đầu. Vung tay lên và vào nước ở hướng tay song song với đầu, vuông góc với vai. Điểm vào nước không được phép vượt qua đường thẳng nối các phần gót chân, đùi, lưng và đỉnh đầu.
Tay vào nước duỗi quá thẳng
Biểu hiện: Toàn bộ chiều dài của cánh tay đều tiếp nước, sinh ra lực cản nước lớn và làm giảm độ lướt nước của cơ thể. Khi vào nước như vậy, cánh tay bị căng cứng, tốn sức và không thể tận dụng được lực kéo của cơ lưng.
Cách sửa: Khi vào nước, không nên duỗi thẳng tay mà hơi khum theo vòng cung và bắt đầu vào nước từ từ bằng mũi bàn tay đến cẳng tay và cánh tay. Vung tay vào nước một cách thư giãn trên không và hơi xiên vào nước chỉ ở một điểm. Cách vào nước như vậy rất nhẹ nhàng và lực cản của nước rất nhỏ.
Khuỷu tay thấp, sâu trong nước
Biểu hiện: Người bơi dùng cả cánh tay để quạt nước. Khi quạt nước bằng cả cánh tay, người bơi lấy bả vai làm trục chuyển động, sử dụng từ cánh tay tới bàn tay duỗi thẳng, cứng đờ để quạt nước như một mái chèo. Quạt nước như vậy rất nhanh mỏi tay mà không đem lại hiệu quả.
Cách sửa: Sau khi tay vào nước xong thì bắt đầu gập khuỷu để ôm nước vào bằng đoạn từ đầu ngón tay tới bàn tay cuối cùng là tới khuỷu tay. Hãy luôn giữ cho khuỷu tay cao ở phía sát mặt nước. Sử dụng tay và khuỷu tay để quạt nước một cách uyển chuyển, mềm mại.