Cách phòng ngừa và xử lý khi gặp chuột rút khi bơi lội

Chia sẻ

Nắm chắc về kỹ thuật bơi và các kỹ năng bảo vệ bản thân an toàn khi tham gia vận động dưới nước chính là mục tiêu mà Trung tâm dạy bơi Hà Nội Swimming muốn hướng đến cho học viên. Tuy nhiên, 1 số tình huống khi xảy ra dưới nước như: chuột rút mà 1 số học viên chưa nắm được về cách xử lý. Dưới đây là một số chia sẻ kinh nghiệm về cách phòng ngừa, xử lý chuột rút khi bơi lội của chuyên gia, mời các bạn tham khảo.

Chuột rút là hiện tượng các cơ bị co thắt đột ngột ngoài tầm kiểm soát của cơ thể, gây đau dữ dội ở bắp thịt và khiến bản thân người bị chuột rút không cử động được. Chuột rút có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể, tuy nhiên chỉ hay xuất hiện ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, bắp thịt đùi và hông, dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

Vậy, làm thế nào để có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý khi xảy ra hiện tượng chuột rút trong khi tham gia vận động bơi lội?

Không chỉ bơi tốt mà còn cần nắm chắc kỹ năng xử lý tình huống như chuột rút thật tốt
Không chỉ bơi tốt mà còn cần nắm chắc kỹ năng xử lý tình huống như chuột rút thật tốt

Theo chuyên gia Hà Nội Swimming chia sẻ cách phòng tránh chuột rút khi đi bơi:

  • Trước khi xuống nước: Cần dành 1 thời gian để khởi động thật kỹ các khớp cổ chân, cổ tay. Hoặc các bài tập khởi động hỗ trợ kỹ thuật bơi mà HLV hướng dẫn riêng cho học viên. Ví dụ như bài tập xoay cổ tay, cổ chân, xoay khớp gối…trước khi xuống nước. Trước khi xuống nước cần tắm tráng để điều hòa nhiệt độ cơ thể, đồng thời không nên nhảy xuống nước ngay giúp làm sự chênh lệch giữa nước bể bơi và nhiệt độ bên trong cơ thể gây nên những bất lợi cho thân nhiệt, tim mạch và sức khỏe nói chung.
  • Khi xuống nước: cơ thể xảy ra các phản ứng với môi trường nước và xảy ra các hiện tượng như co mạch ngoại vi, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh hơn, nhịp thở tăng và mạch cũng nhanh hơn. Vì vậy, nên vận động kỹ thuật bơi nhẹ nhàng, chậm dãi. Nếu bơi ở ngoài biển cần phải lưu ý tránh các vùng nước xoáy, nếu bơi ngoài biển thì không nên bơi quá xa bờ. Khi cảm thấy mỏi cơ, người bơi cẩn giảm tốc độ, bơi về gần bờ sau đó thả lỏng toàn thân ở tư thế nổi từ 3 – 5 phút trước khi lên bờ. Nếu cảm thấy lạnh hoặc khó chịu trong người thì phải lên bờ ngay, thay quần áo ấm và có thể uống chút trà gừng.

Cách xử lý khi bị chuột rút:

Bị chuột rút khi đang bơi, bất cứ ở chỗ nông hay sâu, bạn cần:

  • Tìm cách báo cho người khác biết ngay để có cách giúp đỡ. Nếu ở chỗ sâu mà bị chuột rút là rất nguy hiểm, tuy nhiên, cần giữ bình tĩnh sau đó cố gắng thả lỏng cơ thể trong tư thế dang rộng tay chân sang hai bên. Từ từ hít thật sâu và dùng tay xoa nhẹ vị trí bị chuột rút sau đó nhờ người xung quanh hoặc cơ quan cứu hộ đưa lên bờ ngay.
  • Nếu trong trường hợp bị chuột rút ở bắp chân: Cần cố gắng nhỏm dậy, duỗi thẳng chân, đứng bằng gót và nhón chân cho cơ bắp dãn ra. Cố gắng giữ thẳng chân, có thể nhờ người tới giúp.
  • Trong trường hợp bị chuột rút ở đùi: Cần ngồi xuống, nhờ người khác kéo chân thật thẳng, vừa kéo vừa kết hợp nâng gót chân lên. Đồng thời dùng tay ấn mạnh đầu gối xuống.
Cách xử lý chuột rút hữu hiệu nhất là cần giữ được bình tĩnh
Cách xử lý chuột rút hữu hiệu nhất là cần giữ được bình tĩnh

Đặc biệt, trong mọi tình huống bất ngờ xảy ra, cách xử lý đầu tiên khi bị chuột rút đó là cần giữ bình tĩnh, bởi càng cố giãy giụa chỉ khiến bạn càng nhanh chìm. Vì vậy, cần phải giữ bình tĩnh tuyệt đối, sau đó cần thả lỏng cơ thể và gọi người tới giúp ngay lập tức.

Trên đây là một số kinh nghiệm được chuyên gia chia sẻ, hy vọng sẽ giúp phần nào giúp bạn trang bị được kiến thức xử lý tình huống một cách thực tế.

Rate this post