Học kĩ thuật bơi sải đúng chuẩn từ A đến Z

Chia sẻ

Bơi sải là một kiểu bơi nâng cao dành cho những người đã biết bơi ếch thuần thục. Về đặc điểm, kiểu bơi sải có tốc độ nhanh nhất trong tất cả các kiểu bơi và mọi lứa tuổi đều có thể tham gia tập luyện. Nhằm giúp các học viên hiểu rõ hơn, các chuyên gia dạy học bơi của Hà Nội Swimming sẽ chỉ cho cách học kĩ thuật bơi sải đúng chuẩn từ A đến Z trong bài viết sau.

Các bài viết liên quan.

Phương pháp học bơi sải đường dài mà không bị mất sức

Hướng dẫn sửa các lỗi thường gặp khi bơi sải

Bơi sải nhanh – Kinh nghiệm bơi sải bền, bơi sải đường dài không mệt

Học kĩ thuật bơi sải đúng chuẩn từ A đến Z
Học kĩ thuật bơi sải đúng chuẩn từ A đến Z 01

Tư thế thân người

  • Toàn thân nằm ngang với mặt nước và song song với đáy bể bơi
  • Đầu úp tự nhiên xuống dưới mặt nước (mực nước ở ngang chân tóc).
  • Vai nổi nhẹ so với mặt nước.
  • Hông và gót chân nằm ngay dưới mặt nước.
  • Mắt nhìn về trước và xuống đáy bể bơi.
  • Thân người vung khi vung tay trên không.

Động tác chân khi bơi sải

Động tác chân khi bơi sải cần phải đảm bảo những yêu cầu về mặt tư thế như sau:

  • Chân đạp nhịp nhàng, có sự luân phiên và liên tục. Các nhóm cơ đùi duỗi ra để điều khiển động tác đập lên xuống.
  • Các ngón chân duỗi thẳng và hướng vào trong.
  • Cổ chân thả lỏng và hai chân gần như thẳng, gần sát nhau.

Về chuyển động của chân cần phải đảm bảo được bắt đầu từ hông và chân không đập cách mặt nước trên 45cm. Khi đập chân xuống yêu cầu đầu gối phải dẫn dắt cẳng chân và gót chân hướng lên vào bên trong. Khi đập lên thì đùi cũng hướng lên và bàn chân đang ở trong tư thế gập.

Học kĩ thuật bơi sải đúng chuẩn từ A đến Z
Học kĩ thuật bơi sải đúng chuẩn từ A đến Z 02

Động tác tay khi bơi sải

Đây là động tác phức tạp nhất của kỹ thuật bơi sải, nó quyết định trực tiếp tới sự thành công của việc tự học bơi sải nhanh. Động tác tay bao gồm hai kỹ thuật chính: 1 pha hiệu lực; 2 pha trả tay ra trước ( pha vung tay trên không). Kỹ thuật pha hiệu lực được thực hiện ở các tư thế như sau:

Vào nước: Đầu ngón tay sẽ vào nước trước. Cánh tay duỗi thẳng đồng thời khuỷu tay gập cao hơn cổ tay. Bàn tay phẳng và hướng lòng bàn tay xuống dưới.

Tì nước: Các ngón tay khép sát nhau, lòng bàn tay phẳng, cổ tay gập nhẹ. Đầu ngón tay thẳng hàng với trục dọc của cơ thể.

Kéo nước: Tay kéo nước theo hình chữ S. Yêu cầu lòng bàn tay phải hướng ra sau; các ngón tay khép sát, khuỷu tay nâng cao và gập cổ tay lại, ngón cái ở vị trí cao nhất.

Đẩy nước

Yêu cầu khi đẩy nước là cánh tay gập ở khuỷu tay, lòng bàn tay hướng trực tiếp ra sau; cẳng tay và khuỷu tay nằm trên cùng một đường thẳng.

Về kỹ thuật vung tay trên không thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị tay dưới nước: Bàn tay thả lỏng, để sát hông hoặc mặt trên của đùi. Lòng bàn tay xoay vào trong và nghiêng lên trên. Khi mặt rời khỏi nước thì khuỷu tay đi trước bàn tay.
  • Vung tay trên không: Yêu cầu khuỷu tay phải cao và hơi gập. Bàn tay vung thấp, người xoay nhẹ để vai ra khỏi nước hoàn toàn.

Cách thở khi bơi sải

Đầu xoay thoải mái nhưng không nhấc ra khỏi mặt nước.

Thực hiện hít vào sớm ở giai đoạn trả tay về trước và cùng bên với đầu xoay.

Thực hiện thở ra trong đoạn vào nước và kéo nước.

Thực hiện hít vào bằng miệng trong 1 giây và thở ra bằng cả mũi với miệng trong 3 giây.

Phối hợp động tác tay, chân với thở

Pối hợp tay- chân. Một chu kỳ động tác tay hoàn chỉnh bằng 6 nhịp chân.

Phối hợp tay- thở. Tiến hành kĩ thuật lấy hơi ngay khi kết thúc động tác tay đẩy nước.

Hãy lấy hơi khi cánh tay bên thở ở phía đằng sau và thở ra khi cánh tay đó đang vào nước.

Học kĩ thuật bơi sải đúng chuẩn từ A đến Z
5 (100%) 1 vote