Kĩ thuật thở đúng cách với từng kiểu bơi để không bị sặc nước

Chia sẻ

Trong các động tác kỹ thuật của bơi lội thì kĩ thuật thở (nín thở và thở ra) trên mặt nước rất quan trọng. Bởi nếu không biết cách nín thở thì sẽ không bao giờ bơi được và nổi được trên mặt nước được. Kĩ thuật thở dưới nước rất khó vì nó khác hoàn toàn với việc thở khi ở trên cạn. Dù bạn chọn kiểu bơi nào thì cũng cần áp dụng kỹ thuật  thở đúng cách để không bị sặc nước trong khi bơi. Dưới đây là kỹ thuật thở đúng cách với từng kiểu bơi hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tập luyện bơi lội.

Kĩ thuật thở đúng cách với từng kiểu bơi để không bị sặc nước
Kĩ thuật thở đúng cách với từng kiểu bơi để không bị sặc nước 01

Kỹ thuật thở trong bơi ếch

Trong bơi ếch, nếu hết hơi thì người bơi phải nhô đầu lên trên mặt nước và há miệng để lấy hơi. Nhưng không nên há miệng quá to và hóp bụng quá sâu để hít hơi mà chỉ cần hơi há miệng là hơi sẽ tự đi vào miệng bởi có sự chênh lệch áp suất. Khi đã lấy đủ hơi vào thì nín thở và hụp mặt xuống nước ngay.

>>>Xem thêm: Tự nổi trên mặt nước- Kĩ năng quan trọng khi cho trẻ học bơi

Để nhô đầu lên cao trên được mặt nước thì hai tay phải quạt nước xuyên xuống và ra phía sau. Đồng thời ngửa đầu ra phía sau để đầu nhô lên cho miệng và mũi lên khỏi mặt nước, sẽ mất khoảng 3 giây trên mặt nước để lấy hơi vào.

Kỹ thuật thở trong bơi sải

Kĩ thuật thở trong bơi sải yêu cầu bạn phải hít thở thật sâu ngay từ những nhịp bơi đầu tiên vì có cường độ vận động của kiểu bơi này cao hơn nhiều so với bơi ếch  Với kiểu bơi này thì sẽ gây khó khăn trong việc nghiêng đầu sang bên không thuận để lấy hơi làm đầu khó ra khỏi mặt nước và dễ bị sặc nước hơn so với bên thuận.

Vì vậy, ở giai đoạn mới tập bơi sải, vì chưa quen nên bạn có thở hít thở bên tay thuận để không bị sặc nước. Dần dần bạn nên tập tập cách ngoi đầu lên để thở ở cả bên không thuận sẽ tốt hơn cho quá trình học bơi.

Kỹ thuật thở trong bơi ngửa

Kĩ thuật thở đúng cách với từng kiểu bơi để không bị sặc nước
Kĩ thuật thở đúng cách với từng kiểu bơi để không bị sặc nước 02

Trong bơi ngửa, thường thì một chu kỳ bơi sẽ phải hít vào 1 lần và thở ra 1 lần. Những lần hít vào và thở ra phải thật nhịp nhàng với các động tác tay chân thì mới có thể duy trì được nhịp thở đều đặn hơn, giúp cho đường bơi kéo dài hơn mà không bị mất sức. Hít vào khi tay này bắt đầu thực hiện pha chuẩn bị và thở ra khi tay còn lại thực hiện pha chuẩn bị.

Kỹ thuật thở trong bơi bướm

Nhìn chung, kỹ thuật thở trong bơi bướm khá giống với kĩ thuật thở trong bơi ếch nhưng bạn phải lấy hơi nhiều hơn. Trong bơi bướm, cứ 2 nhịp đạp chân và 1 nhịp quạt tay thì mới kết thúc nhịp thở nên đòi hỏi lượng khí hít vào bằng miệng phải nhiều hơn các kiểu bơi khác.

>>>Dành cho những ai đang muốn tăng chiều cao Nên bơi bao nhiêu lần 1 tuần để phát triển chiều cao?

Cho dù lựa chọn bấy kì kiểu bơi nào thì kỹ thuật thở đều nên thực hiện bằng cách lấy hơi bằng miệng và thở ra bằng mũi. Chỉ cần há miệng, do sự chênh lệch về áp suất là không khí sẽ tự đi vào. Khi thở ra hãy thở thật từ từ bằng mũi để nước không lọt được vào mũi.

Kĩ thuật thở đúng cách với từng kiểu bơi để không bị sặc nước
5 (100%) 2 votes